Xử lý đúng khi trẻ sơ sinh bị ho

Do sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh. Và ho cũng là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp gây khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu ho kéo dài không chữa. Cần xử lý đúng khi trẻ sơ sinh bị ho để tránh các sai lầm khiến bệnh nặng hơn.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nhẹ

Nếu nguyên nhân gây ho ở trẻ là do sự thay đổi của khí hậu khiến trẻ bị cảm lạnh sổ mũi và có thể kèm theo sốt hoặc không, bé vẫn có thể chơi đùa hoạt động bình thường thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần giữ gìn để trẻ chơi ở trong nhà, hạn chế để trẻ ra ngoài sẽ dễ gặp gió làm bệnh ho nặng hơn. Tuyệt đối không nên để trẻ ngồi trong phòng bật điều hòa hay để quạt thẳng vào người mà nên để quạt xoay.

Khi trẻ sơ sinh bị ho và sốt nhẹ, bố mẹ có thể nấu cháo thịt với hành, gừng hoặc lá tía tô để giải cảm cho bé, đồng thời cũng giảm bớt các triệu chứng ho. Bổ sung cho bé nhiều vitamin C trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi… cũng giúp nhanh hết ho và tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên không khuyến khích áp dụng với những trẻ dưới 6 tháng tuổi.

xu-ly-dung-khi-tre-so-sinh-bi-ho

Nếu chưa thấy yên tâm, các phụ huynh có thể đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cho trẻ. Thông thường với trường hợp này, siro hoặc thuốc kháng sinh liều nhẹ là 2 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng sẽ có những triệu chứng như ho liên tục kèm theo sốt cao. Việc ho nhiều khiến trẻ mất sức, người mệt mỏi, đồng thời việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện ho nặng thì tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân cũng như phương pháp trị ho nhanh chóng và hiệu quả. Việc chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho nặng cũng không khác so với khi trẻ ho nhẹ. Có chăng chỉ là bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng theo đơn của bác sĩ. Nên dùng hết thuốc cho dù những triệu chứng ho và sốt của trẻ đã biến mất. Nếu trẻ có dấu hiệu bị dị ứng với thuốc thì nên ngừng lại và đưa trẻ tới bác sĩ để có hướng giải quyết thích hợp.

 xu-ly-dung-khi-tre-so-sinh-bi-ho1

Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho

– Cho trẻ ăn đủ chất: Theo quan niệm về cách chữa ho dân gian, khi trẻ bị ho hay viêm họng thì cần kiêng ăn những loại thực phẩm như tôm, cua, cá, gà để vì chúng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn… Tuy nhiên khoa học hiện đại phủ định điều này, trẻ sơ sinh bị ho thì càng cần được bổ sung cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Không được dùng thuốc gây ức chế ho khi chưa xác định rõ nguyên nhân: Thuốc ức chế ho có thể sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá nhiều và phải theo chỉ định cũng như hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng thuốc, trong trường hợp trẻ ho có đờm có thể gây tắc thở dẫn tới tử vong nên cực kỳ nguy hiểm.

– Cho trẻ dừng thuốc khi thấy đỡ: Kháng sinh khi sử dụng nhiều sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, vì thế nên nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu ngừng ho thì không cho trẻ uống thuốc đủ liều lượng theo đơn của bác sĩ. Nhưng thực tế vi khuẩn gây ho lúc này chỉ mới yếu đi chứ chưa hoàn toàn bị tiêu diệt hẳn, nếu đột ngột dừng thuốc sẽ khiến chúng có cơ hội phục hồi và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi này bắt buộc bác sĩ phải kê thêm kháng sinh liều cao hơn để trị ho cho trẻ.

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bệnh thường gặp

Cách điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc

Trị mụn - vết thâm - sẹo

Chữa sẹo lồi theo cách dân gian

Sức khỏe

4 sai lầm thường gặp khi chữa viêm đại tràng

Sức khỏe

5 bí quyết trị mề đay không dùng thuốc tây

Bệnh thường gặp

Hot nhất trong hè với cách trị hôi nách trong 3 ngày điều trị

Sức khỏe

Nguyên nhân và cách điều trị cho bệnh viêm xoang trán

Bí quyết phòng the

Quả trâu cổ đặc biệt tốt cho đàn ông yếu sinh lý

Thuốc đặt phụ khoa được sử dụng khá phổ biến cho mẹ bầu
Sức khỏe

Viêm âm đạo khi mang thai xử lý như thế nào