Cách điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc

Đối với nhiều làn da nhạy cảm thì có lẽ bệnh viêm da tiếp xúc là căn bệnh dễ gây phiền toái nhất, bởi chỉ cần tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sẽ gặp phải các triệu chứng viêm da tiếp xúc điển hình như: Ngứa, mẩn cảm, đau nhức… Để bệnh không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe thì tốt nhất mọi người nên áp dụng một số cách phòng tránh cũng như dùng thuốc trị viêm da tiếp xúc dưới đây.

Cách điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc 

Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn chỉ cần cách xa những yếu tố dễ gây nên bệnh viêm da tiếp xúc, cụ thể như:
Trong trường hợp không thể tránh né được do tính chất công việc hay nghề nghiệp thì bạn nên áp dụng một số biện pháp như mặc quần áo bảo hộ lao động, mang găng tay dài, mang mặt nạ, khẩu trang lọc không khí… để ngăn ngừa không cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với da của bạn.
Một số biện pháp khác nhằm làm giảm kích thích tại chỗ khi bạn rửa bát, nấu ăn hay giặt quần áo bao gồm: không cho tay vào nước nóng, nước xà bông, nước rửa bát, cũng cần chú ý với các loại rau cải, cà chua, nhất là hành tây và mủ đu đủ sống khi bạn làm nội trợ vì chúng là những tác nhân thường gây viêm da cho các bà nội trợ.
Một vấn đề cần lưu ý nữa là bạn đừng bao giờ dùng bàn chải hay loại vải nylon để chà, cọ rửa da khi tắm rửa bởi vì các loại này cọ xát lên bề mặt da rất mạnh làm cho làn da trở nên dễ nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.

Các loại thuốc thường dùng trị bệnh viêm da tiếp xúc

Cách chữa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả thường có 2 cách  sử dụng chính đó là dùng mẹo dân gian trị bệnh hoặc dùng thuốc trị viêm da tiếp xúc. Theo chuyên gia thì tốt nhất bạn nên dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để trị khỏi bệnh dứt điểm mà không nên áp dụng các mẹo thiên nhiên vì những cách này chưa được kiểm chứng nên đôi khi không áp dụng đúng cách còn làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thuốc chống viêm và phù nề được nhắc đến đầu tiên. Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) và dùng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô, giai đoạn sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.
Thuốc chống ngứa: có thể dùng 1 hay 2 loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (chlorpheniramine, hydroxyzine…) gây buồn ngủ nên uống vào ban đêm và tránh dùng cho người lái xe, vận hành máy móc. Chlorpheniramine dùng được ở phụ nữ có thai. Thuốc thế hệ 2 (cetirrizin, levocetirizin…) ít gây buồn ngủ nên dùng được cả ban ngày và ban đêm.
Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ, uống hay tiêm trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.
Việc dùng thuốc chữa viêm da tiếp xúc cần có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý chuẩn bệnh và mua thuốc điều trị bởi việc này không chỉ làm bệnh không khỏi mà đôi khi một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị là khó tránh khỏi. 

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Thuốc đặt phụ khoa được sử dụng khá phổ biến cho mẹ bầu
Sức khỏe

Viêm âm đạo khi mang thai xử lý như thế nào

Bệnh thường gặp

Nguyên tắc ăn uống mà người bệnh viêm xoang cần tuân thủ

Bệnh viêm họng

Mẹo giảm nhanh cơn đau họng bạn không nên bỏ qua

Bệnh xương khớp

Món ăn chữa bệnh viêm khớp dạng thấp từ thịt lươn

Bệnh thường gặp

Viêm xoang cấp và mãn tính làm sao nhận biết

Vi-thuoc-cay-thuoc

3 cách chữa viêm họng đơn giản mà hiệu quả

cham-soc-da-tri-mun-voi-la-bac-ha
Trị mụn - vết thâm - sẹo

3 loại lá quen thuộc giúp bạn đánh bay mụn nhanh chóng

Sức khỏe

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em