Viêm phụ khoa là một vấn đề phổ biến mà mẹ bầu thường gặp phải trong thời kỳ mang thai. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phụ khoa khi mang thai là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết.
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai
Viêm phụ khoa khi mang thai thường xuất phát từ sự thay đổi về nội tiết, hormone và hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người phụ nữ. Những thay đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh vùng kín.
Các nguyên nhân chính gồm:
- Thay đổi hormone: Sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể khi mang thai có thể làm thay đổi pH và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm phụ khoa phát triển.
- Sự thay đổi về cơ cấu tử cung: Sự gia tăng về kích thước tử cung có thể tạo áp lực lên các cơ quan nội tiết khác, tạo điều kiện tăng sinh vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch yếu có thể làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây viêm phụ khoa.
Vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn gây viêm phụ khoa cũng có thể đi vào cơ thể dễ dàng khi:
- Mẹ bầu không vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
- Ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày,…
Vì thế, để tránh bị viêm phụ khoa khi mang bầu, chị em cần chú ý thay đổi thói quen, nhất là thói quen trong việc vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe phụ khoa.
Các triệu chứng viêm phụ khoa thường gặp ở mẹ bầu
Viêm nhiễm phụ khoa do các nguyên nhân khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Để nhận biết bệnh sớm nhất, kịp thời xử lý, mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận các thay đổi của cơ thể, nhất là ở vùng kín.
Viêm phụ khoa do nấm Candida:
- Vùng kín viêm sưng, niêm mạc âm đạo hoặc toàn bộ “cô bé” đều có hiện tượng tấy đỏ
- Ngứa ngáy, kích ứng thường xuyên
- Đau rát, khó chịu; quan hệ khó khăn và cảm giác đau đớn
- Dịch âm đạo ra nhiều, vón cục, đóng thành từng mảng dày bám vào thành âm đạo
Viêm phụ khoa do khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)
- Tiết dịch âm đạo nhiều
- Khí hư/ huyết trắng chuyển sang màu xám
- Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu
- Ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ
Viêm nhiễm do lậu cầu khuẩn
- Khí hư ra nhiều, nặng mùi kèm theo màu bất thường
- Tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ
- Đau vùng bụng dưới
Tất cả các triệu chứng bệnh kể trên đều khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Càng để lâu, triệu chứng càng nặng hơn, khó xử lý về sau. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đi khám để kịp thời phát hiện ra vấn đề và tìm cách khắc phục phù hợp.
Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai với mẹ và bé
Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe của mẹ bầu.
- Gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày: Triệu chứng như ngứa ngáy và chảy dịch âm đạo khiến chị em luôn trong trạng thái không thoải mái, khó chịu, mất tự tin, khiến công việc, sinh hoạt bị đảo lộn.
- Suy giảm sức khỏe: Khi bị viêm phụ khoa lâu ngày, chị em có thể bị mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng không tốt,…
- Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn: Một hệ thống miễn dịch yếu có thể làm cho các cơ quan khác trong cơ thể suy yếu, dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm phụ khoa có thể lan rộng, ảnh hưởng đến cả tử cung, nhau thai…
Nếu để lâu, không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm phụ khoa còn có thể biến chứng, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt là làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Cụ thể hơn:
- Nguy cơ tiền sản và sảy thai: Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai sẽ tạo môi trường bất lợi với sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Điều này có thể làm tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối dẫn, em bé không đủ điều kiện dinh dưỡng tốt nhất để phát triển. Từ đó dẫn đến suy thai, sảy thai,…
- Nguy cơ nhiễm trùng thai nhi: Nếu vi khuẩn gây viêm nhiễm lan sang thai nhi, có thể gây nhiễm trùng thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của thai nhi về sau. Nguy hiểm hơn là dẫn đến sảy thai hoặc sinh non,…
- Lây nhiễm cho thai nhi: Nhiễm nấm không được xử lý dứt điểm dễ bị lây cho thai nhi nếu mẹ sinh thường. Từ đó gây nên tình trạng viêm da, viêm phổi, viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh,…
Ngoài ra, viêm nhiễm phụ khoa không được xử lý dứt điểm ở giai đoạn mang thai còn có thể tái nhiễm, kéo dài dai dẳng sang giai đoạn sau sinh và tiếp tục gây ra cho chị em nhiều phiền toái phức tạp hơn.
Cách điều trị viêm phụ khoa an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị viêm phụ khoa khi mang thai. Nhiều chị em sợ dùng thuốc đã tìm đến các mẹo dân gian, áp dụng cách rửa, xông vùng kín bằng lá trầu không, lá chè, ngải cứu,…
Những phương pháp này tuy lành tính nhưng chỉ hỗ trợ giảm 1 phần triệu chứng và phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn thì hoàn toàn không có tác dụng.
Để có kết quả điều trị tốt nhất, mẹ bầu nên khám, dựa vào mức độ viêm nhiễm cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa phù hợp. Thông thường, nếu viêm nặng, mẹ bầu vẫn phải dùng thuốc điều trị. Phổ biến nhất là thuốc bôi tại chỗ hoặc viên đặt phụ khoa.
Việc sử dụng thuốc khi mang thai, nhất là các thuốc có thành phần kháng sinh hóa học đều khá nhạy cảm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều này vừa giúp đảm bảo hiệu quả khỏi bệnh, tránh tái đi tái lại nhiều lần vừa hạn chế những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị khỏi bệnh, phòng ngừa viêm nhiễm tái phát tốt hơn:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
- Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Luôn phơi khô trước khi dùng.
- Ăn nhiều sữa chua, hoa quả chứa nhiều vitamin sẽ tốt cho lợi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm
- Hạn chế đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo, khiến vùng kín ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu hơn.
- Tránh quan hệ vợ chồng, quan hệ an toàn nếu cần thiết
Viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phụ khoa là bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ quan trọng này. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi gặp bất kỳ triệu chứng nào