Việt nam là nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng. Được xếp hạng đa dạng sinh học thứ 16 trong số 25 nước có đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Hiện nay, theo Võ Văn Chi đã có hơn 4000 loài cây và nhiều động vật được sử dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao gắn liền với chỉ dẫn địa lý VN (Sâm Ngọc Linh, Gấc, Nghệ,.…).
Là một quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời, được đúc kết đa dạng từ nhiều thế hệ của 64 dân tộc anh em. Những kinh nghiệm quý báu đó đã được kế thừa và không ngừng phát triển đóng góp tích cực vào việc bảo vệ sức khỏe người Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trước khi đất nước được tiếp cận với nền y học hiện đại. Những kinh nghiệm đó đã hội tụ và thăng hoa ở những con người cụ thể – là những danh y mà tên tuổi và sự nghiệp của họ vẫn mãi được lưu truyền gắn với trình độ uyên thâm, y đức sáng ngời như Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác… Phương châm hành nghề của Tuệ Tĩnh Thiền Sư – ông tổ của nền y học dân tộc Việt Nam đã được đúc kết thành nền tảng cho sự phát triển của nền y học dân tộc:“Nam dược trị Nam nhân”.
Tiếp nối truyền thống sử dụng thảo dược chữa bệnh và với tiềm năng sẵn có, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc với đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết, các dược sỹ, bác sĩ, kỹ sư với những kinh nghiệm dày dặn và học vấn chuyên sâu làm công tác nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu, phát triển các bài thuốc y học cổ truyền và ứng dụng vào cuộc sống phục vụ nhân dân đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc vùng cao, bên cạnh đó hợp tác xuất khẩu dược liệu và các bài thuốc y học cổ truyền thu ngoại tệ về cho đất nước.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:
Chức năng:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn diện về dược liệu; nghiên cứu hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền; tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm khác từ dược liệu; đào tạo cán bộ chuyên ngành dược liệu.
Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu khoa học :
1.1. Điều tra nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng cây, con làm thuốc trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những cây, con làm thuốc có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu biện pháp bảo tồn, phát triển các loại cây, con làm thuốc. Nghiên cứu xây dựng các quy trình khai thác bền vững các loài cây thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành khai thác tốt (GCP).
1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên dược liệu về vùng phân bố, trữ lượng, đặc điểm hình thái của cây thuốc dưới dạng tiêu bản, bảo tàng về dược liệu. Thu thập và xây dựng hệ thống lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây, con làm thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng, nhất là kinh nghiệm và các bài thuốc, cây thuốc của các dân tộc thiểu số.
1.3. Nghiên cứu di thực, thuần hoá và nhập nội giống cây thuốc. Nghiên cứu đặc tính sinh học, xây dựng quy trình công nghệ nuôi trồng cây, con làm thuốc; nghiên cứu tuyển chọn giống, nhân giống, phục tráng giống. Xây dựng tiêu chuẩn giống, tổ chức khảo nghiệm, đánh giá, công nhận giống cây thuốc. Xây dựng các quy định, nguyên tắc sản xuất dược liệu an toàn theo thực hành nuôi trồng tốt. Nghiên cứu quy hoạch các vùng trồng phát triển dược liệu tập trung.
1.4. Nghiên cứu thành phần hoá học của cây, con, nguyên liệu làm thuốc. Nghiên cứu bán tổng hợp, tổng hợp các hoạt chất có hoạt tính sinh học làm nguyên liệu bào chế thuốc. Xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu. Chiết tách và phân lập các chất có hoạt tính sinh học làm chất chuẩn, chất đối chiếu.
1.5. Nghiên cứu kỹ thuật bào chế, chế biến dược liệu. Nghiên cứu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và tinh dầu từ dược liệu; hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền.
1.6. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, tiêu chuẩn bán thành phẩm và thuốc sản xuất từ dược liệu. Nghiên cứu kỹ thuật và biện pháp bảo quản đảm bảo chất lượng dược liệu.
1.7. Nghiên cứu tác dụng sinh học của cây con làm thuốc. Đánh giá tiền lâm sàng và độ an toàn của thuốc, các sản phẩm từ dược liệu và các bài thuốc y học cổ truyền.
1.8. Chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung tâm cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu:
2.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu dùng làm mẫu chuẩn, mẫu đối chiếu trong nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh dược liệu.
2.2. Xây dựng bộ dược liệu chuẩn Quốc gia.
3. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ:
3.1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống cây con làm thuốc, dược liệu, dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu và các sản phẩm khác từ dược liệu;
3.2. Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
3.3. Sản xuất và kinh doanh thuốc, các sản phẩm và nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.
3.4. Triển khai các dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển dược liệu.
3.5. Thực hiện dịch vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu.
3.6. Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống cây con làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc từ dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu. Xuất nhập khẩu giống, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu theo quy định của pháp luật.
4. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:
4.1. Tổ chức đào tạo sau đại học về chuyên ngành dược liệu, dược lý và một số chuyên ngành có liên quan đến dược liệu; tham gia đào tạo đại học và các loại hình đào tạo khác liên quan đến dược liệu.
4.2. Tiến hành đào tạo lại và nâng cao trình độ, bổ túc nghiệp vụ và các phương pháp nghiên cứu về dược liệu cho cán bộ làm công tác dược liệu.
5. Hợp tác quốc tế:
5.1. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
5.2. Thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực dược liệu; tranh thủ các nguồn đầu tư của nước ngoài để phát triển nguồn dược liệu;
5.3. Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược liệu;