Đồng bào Tây Nguyên có nhiều bài thuốc tăng cường thể trạng người bệnh và chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Trong đó, phải kể đến bài thuốc chữa bệnh nhờ cây Tơm trơng mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gout được sử dụng từ lâu. Cùng tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này và tác dụng chữa bệnh gout của nó nhé.
Cây Tơm trơng có tác dụng chữa bệnh gout
Cây Tơm trơng (Atao nenso) là loại cây bụi leo, thân gỗ, có nhựa trắng, chồi lá phủ đầy lông mềm, cành ngọn có đường kính 1,5-2mm, phủ đầy lông ngắn, lá mọc đối hình xoan hay xoắn bầu dục thon, dài 3,5 – 5cm, rộng 1,5cm – 2,5cm, mặt lá nhẵn, có nhiều lông mềm, gân sơ cấp 6-7 đôi, trong suốt, cuống lá khoảng 4-5mm phủ lông.
Gỗ cây tơm trơng
Từ lâu, cây Tơm trơng đã được đồng bào Tây Nguyên sử dụng trong bài thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. Sau khi được các nhà khoa học nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy, Tơm trơng có chứa taxifolin, flavonoid, phytosterol và 15 thành phần vô cơ và nguyên tố vi lượng gồm: Li, Mg, Al, K, Ca, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Ce, No…
Phytosterol trong Tơm trơng có một số tác dụng quan trọng: giảm acid uric máu gây nên các triệu chứng bệnh gout, giảm cholesteron máu, chống oxy hoá, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hoà miễn dịch, kháng ung thư, cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan…
Kết quả nghiên cứu và thực tiễn lâm sàng cho thấy, phytosterol có trong Tơm trơng có tác dụng giúp khả năng đào thải acid uric của thận được phục hồi, duy trì ổn định. Do đó Tơm trơng giúp cân bằng, ổn định và duy trì nồng độ acid uric ở ngưỡng cho phép, giảm các cơn đau khớp. Hạ acid uric máu có ý nghĩa quan trọng trong bệnh Gout giúp ngăn ngừa cơn Gout cấp và biến chứng, ngăn ngừa chuyển Gout cấp thành Gout mạn.
Những kết quả nghiên cứu về Tơm trơng đã đưa ra những tín hiệu tích cực trong việc điều trị bệnh gout. Sử dụng Tơm trơng giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout, phòng tái phát bệnh gout. Đó là điều mà Tây y hiện nay chưa làm được.