5 năm sống chung với chứng trầm cảm và câu chuyện chữa lành tâm bệnh trong 1 tháng tại Trung tâm NHC

Ban biên tập Tạp chí Thế giới phụ nữ xin đăng câu chuyện của 1 bệnh nhân trầm cảm tiền mãn kinh như sau:

Từ năm 2014, chị Hoàng Thạch Thảo (sinh năm 1972, ở Hoàng Mai, Hà Nội) đã gặp phải tình trạng trầm cảm tiền mãn kinh. Khi các triệu chứng bệnh lý ngày một diễn biến nặng, dù chị đã được gia đình đưa đi nhập viện nhưng rồi các triệu chứng cũng nhanh chóng tái phát trở lại. Thật may mắn, nhờ biết đến phương pháp Tâm lý trị liệu, chị Thảo đã tìm chính mình, sống vui khỏe mỗi ngày.

Vào năm 2018, những xung đột trong hôn nhân của của chị Thảo diễn ra ngày càng gay gắt. Cho đến nay nghĩ lại chị Thảo  mới nhận ra, bản thân vốn đã có rất nhiều thay đổi và nếu không có Trung tâm tâm lý NHC chị sẽ mãi không chôn vùi quãng thời gian cuối đời vào chứng bệnh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh.

Triệu chứng bệnh lý vẫn diễn ra ngày một trầm trọng nhưng lại chẳng ai hay biết

Từ năm 2014, khi bước sang tuổi tiền mãn kinh chị Thảo thường xuyên mất ngủ và chứng đau lưng ngày càng nặng. Có lúc chị bị mất ngủ trong suốt một tháng, không thể nào chợp mắt hay thư giãn tinh thần. Tình trạng mất ngủ duy trì khoảng 2 tháng, chị bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống. Chị Thảo không còn cảm xúc với bất kỳ món ăn nào và chỉ muốn uống nước, cân nặng cũng theo đó mà tụt dốc. Từng có thời gian chị tìm đến nhiều bệnh viện lớn nhỏ, dùng biết bao nhiêu loại thuốc nhưng rồi bệnh cũng tái phát nhiều lần khiến chị đành buông bỏ.

Vốn là một bà nội trợ, hàng ngày chị Thảo vẫn làm các công việc nhà nhưng sau thời gian mất ngủ, cộng thêm chứng đau nhức cơ thể, chị làm việc ngày một chậm chạp hơn, lúc nào cũng nhớ nhớ quên quên. 

Nghĩ là chứng bệnh tuổi già nên thôi cũng cứ kệ, chị vẫn cứ duy trì việc uống thuốc nhưng cũng chẳng có hi vọng là mình sẽ khỏi. Việc uống thuốc khiến cơ thể chị luôn trong trạng thái lờ đờ, đi lại chuệnh choạng như người mất hồn. Những nghĩ bụng, vẫn cứ phải uống vì đỡ được phần nào hay phần ấy. Cứ như vậy, chị kiên trì uống thuốc trong suốt 5 năm vì đó là chiếc phao cứu sinh cuối cùng mà chị có thể bám lấy vào thời điểm đó. 

Cuộc sống của chị Hoàng Thạch Thảo lúc bấy giờ đã gần như mất phương hướng và không thể tự quản lý cuộc sống của chính mình.

Đỉnh điểm của bệnh lý là vào năm 2018, chồng chị Thảo đề nghị ly hôn. Lúc này chị như thể đã rơi xuống tận đáy của sự đau khổ. Người chồng khi ấy cũng thừa nhận đã có người thứ 3 bên ngoài và không còn muốn trở về nhà. Dù sống chung nhưng chồng chị Thảo không hề hay biết, những bực dọc khó chịu, thay đổi bất thường của chị Thảo và những cuộc cãi vã triền miên của hai vợ chồng là do bệnh lý gây ra.

Chứng mất ngủ của chị Thảo cũng theo đó mà trở nặng hơn. Chỉ cần là ngồi một mình là chị sẽ khóc, khóc đến nỗi vùng mắt dưới khô và có cả vết nứt rỉ máu do lau nước mắt quá nhiều. Mỗi đêm mất ngủ, chị Thảo thường dồn tâm trí vào nỗi ám ảnh mặc cảm, cho rằng bản thân đã không còn hấp dẫn không còn ý nghĩa gì với gia đình. Những đêm thức trắng chị vừa suy nghĩ vừa tự mình bóc da tay đến mức có lúc rỉ máu. Cũng có những đêm chị tự quấn mấy sợi dây điện vào tay rồi cứ thế tự mình thít chặt, sao cho thật đau. Vì thân thể càng đau đớn thì chị Thảo mới thấy nỗi đau trong lòng được dịu bớt.

Những ngày đầu tìm đến phương pháp can thiệp Tâm lý trị liệu ở Việt Nam

Biết tin bố mẹ ly hôn, anh Hào – đứa con duy nhất của chị Thảo cũng nhanh chóng thu xếp công việc để về nước. Ngày đầu tiên con trai về, chị Thảo nấu cơm và chuẩn bị rất nhiều món ăn mà hai mẹ con yêu thích. Nhưng khi dọn ra chị lại chẳng thể ăn lấy một miếng. 

Thấy cơ thể của mẹ tiều tụy, có dấu vết của việc tự hành hạ bản thân và cộng thêm chứng mất ngủ, con trai chị Thảo đã hết lời khuyên mẹ cùng sang Mỹ để điều trị tâm lý, vì chưa thể tìm được đơn vị nào can thiệp Tâm lý trị liệu chuyên sâu ở Việt Nam. Nhưng chị Thảo vẫn kiên quyết cho rằng bản thân không hề có bệnh mà chỉ là thay đổi thói quen của tuổi già, chị vẫn giao lưu trò chuyện với hàng xóm, vui vẻ khi gặp được con trai thì không thể mắc bệnh về tâm lý được.

Trong thời gian sống chung, con trai chị Thảo nhận thấy mẹ mình rất dễ bị kích động và có nhiều thói quen sinh hoạt khác thường. Anh đã tìm đủ mọi nguồn thông tin và cuối cùng quyết định đưa mẹ qua Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Lúc đầu cũng bán tín bán nghi, anh Hào chưa thật sự tin tưởng vì ở nước ta, khái niệm về Tâm lý trị liệu vẫn còn quá xa lạ và NHC mới chỉ là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu phương pháp Tâm lý trị liệu chuyên sâu.

Cảm quan ban đầu về Trung tâm NHC Việt Nam theo lời chia sẻ của chị Hoàng Thạch Thảo:

“Ngày đầu đến Trung tâm, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia tại đây và thấy được sự chuyên nghiệp, tâm huyết mà Trung tâm Tâm lý NHC mang đến.

“Sau buổi can thiệp đánh giá, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến nhận định tôi mắc chứng trầm cảm nặng và có nguyên nhân do nỗi ám ảnh về sự thay đổi của ngoại hình khi bước vào thời điểm tiền mãn kinh. Việc ly thân với chồng không thật sự là nguyên nhân gây bệnh mà chỉ là một “giọt nước tràn ly” khiến chứng bệnh vốn có của tôi bùng phát. 

Khi gặp được Trung tâm Tâm lý NHC tôi mới thật sự hiểu được chính mình. Lúc này, tôi cảm thấy mình đã tìm thấy niềm hy vọng mới cho cuộc sống”.Quá trình trị liệu tại Trung tâm NHC, các nhà chuyên môn sẽ vận dụng rất nhiều các kỹ thuật để giúp người bệnh mở khóa vô thức và tìm ra nguyên nhân bệnh lý

Hành trình tìm lại hạnh phúc của chính mình và thoát khỏi chứng trầm cảm ngoạn mục chỉ trong một tháng

Lộ trình trị liệu của chị Thảo sẽ kéo dài trong vòng một một tháng. Theo đó, chị Thảo sẽ can thiệp trị liệu trực tiếp với chuyên gia (Master Coach) 7 buổi xếp xen kẽ với 14 buổi can thiệp từ xa và cuối cùng là 9 ngày để chuyên gia giúp chị hòa hợp lại với cuộc sống thường ngày.

Trong thời gian đầu, chị Thảo gặp rất nhiều trở ngại về tâm lý khi trở về nhà vì nơi này đã như một nhà tù giam cầm chị trong suốt nhiều năm qua và mang theo nhiều nỗi ám ảnh về tâm lý.

Nhờ có sự đồng hành 24/24 của Master Coach, chị Thảo đã như được tiếp thêm năng lượng để đối mặt với cuộc sống thực tại. Vì vậy mà việc trị liệu của chị Thảo tại Trung tâm Tâm lý NHC cũng nhanh chóng đi đến nhiều kết quả tốt hơn.

Chỉ trong vòng 3 buổi can thiệp trị liệu đầu tiên, chứng mất ngủ, căng thẳng cũng gần như đã biến mất. Đặc biệt là về tâm lý, chị Thảo dù vẫn gặp nhiều rào cản nhưng cũng đã có thể cân bằng lại và kiểm soát được tâm lý, hành vi của chính mình.

Sau khi kết thúc lộ trình can thiệp tại Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam, chị Thảo cho biết mình đã hoàn toàn thấy tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt và tinh thần đã trở nên hạnh phúc, tự tin hơn rất nhiều. Đặc biệt chị đã vui sống và hoà nhập cuộc sống cùng với gia đình và xã hội rất tốt, tất cả các triệu chứng trước kia đều tan biến sau khi kết thúc liệu trình điều trị tâm lý ở đây.

Qua đây, nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp Tâm lý trị liệu cũng như hiệu quả can thiệp tại Trung tâm NHC, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia qua thông tin sau:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

HÀ NỘI: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội (Xem bản đồ )

Điện thoại 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008

HỒ CHÍ MINH: Số 18 Phan Chu Trinh (nối dài), Phường 13, Quận Bình Thạnh (Xem bản đồ )

Điện thoại 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555

Website: tamlytrilieunhc.com

Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Theo dõi tác giả
Array