Vệ sinh vùng kín để phòng bệnh phụ khoa hiệu quả

Kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đánh dấu thời điểm dậy thì và báo hiệu chức năng sinh sản ở phụ nữ. Kinh nguyệt rất sạch những khi đã ra ngoài thì lại là môi trường tốt để vi khuẩn tấn công vùng kín. Bởi vậy, trong những ngày “đèn đỏ” bạn gái cần lưu ý những điều sau để phòng bệnh phụ khoa hữu hiệu nhất.

Tại sao phải vệ sinh?
– Trong cơ thể chúng ta có hai nơi là mắt và âm đạo được tạo hóa ban cho cách bảo vệ tuyệt vời. Âm đạo, bình thường là khu vực vô trùng, nơi đây có một thảm vi khuẩn, dòng học Lactobacilli sử dụng gylcogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic. Nhờ vậy mà độ pH của âm đạo luôn dao động trong khoảng 4,5 – 5. Đồng thời, chủng vi trùng này còn tạo ra H2O2, là một tác nhân diệt trùng và làm tăng độ acid của âm đạo. Tuy nhiên nếu bạn không giữ sạch lại để cho đám vi khuẩn “ngoại nhập” tấn công, những vi khuẩn đang sống nơi đây thua trận thì viêm nhiễm sẽ xảy ra. Lúc ấy thì “cô bé” của các bạn từ ngứa vùng kín đến sưng tấy khiến bạn đứng ngồi không yên.
Dùng nước rửa như thế nào?
– Bạn phải dùng nước sạch, nếu nước máy nhìn mắt thường đã thấy “vật thể lạ” lơ lửng thì nên dùng phèn chua mà làm nó trong lại, gạn bỏ cặn lắng. Còn bình thường bạn hòa chút muối theo tỉ lệ 9g muối trong 1 lít nước mà rửa. Cẩn thận hơn thì bạn mua 1 gói thuốc tím ở tiệm thuốc tây, pha loãng cũng rất tốt. Những dung dịch vệ sinh phụ nữ bán trên thị trường bạn phải nhìn xem nước rửa có độ pH trong khoảng 4 – 5 mới phù hợp với môi trường âm đạo. Khi rửa bạn nên rửa “cô bé” sạch sẽ trước, có bạn lại dùng tay rửa từ hậu môn ra phía trước. Thế là đám vi khuẩn từ ruột có cơ hội “chuồn” qua một cách mau lẹ.
Thay băng vệ sinh?
– Cứ mỗi 4 giờ bạn thay băng vệ sinh một lần. Bạn sẽ hỏi “tại sao”. Bởi sau 6 giờ là vi khuẩn khắp nơi đủ thời gian tập trung quân về dự “đại tiệc”. Chúng đến nơi thấy mình dọn dẹp sạch sẽ giống như “vườn không nhà trống” thì chỉ còn cách là rút lui. Việc vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp như: viêm âm đạo, viêm âm hộ,…
Có nên tắm gội không?
– Trời nóng, bụi đường mà không tắm thì vi khuẩn lại có cơ hội nhiễm vào cơ thể. Vì thế tắm nơi không có gió lùa, tắm nhanh là thượng sách. Mấy bạn ở nông thôn đừng ngâm mình dưới sông hay ao hồ vì khi hành kinh cổ tử cung hé mở nên vi khuẩn trong nước có thể “lẻn” vô. Đầu bẩn cũng nên gội, ngồi gần quạt làm khô tóc nhanh. Các bạn nên biết rằng vi khuẩn cư trú khắp nơi trên cơ thể, bạn ở dơ thì mùi mồ hôi, mùi hôi của cơ thể sẽ hấp dẫn các loại vi khuẩn gây viêm đua nhau kéo đến viêm da, viêm chỗ kín sẽ xuất hiện. Một số bạn còn rỉ tai nhau rằng: tắm trong ngày “mắc mưa” thì lỗ chân lông rộng ra, có bạn nghe tăm tắp. Chuyện này chẳng có cơ sở khoa học , có chăng là ngày xưa các bà các cô tắm sông, tắm ao rồi sinh bệnh nên các cụ khuyên vậy.
Có nên chơi thể thao không?
– Chơi bóng bàn, đi bộ vẫn bình thường nhưng đi bơi, tập nặng thì không nên đâu. Các bạn đừng coi kinh nguyệt là bệnh mà nên coi đó là chuyện bình thường của con gái. Thiếu nó bạn lo sốt vó, có nó bạn hơi mệt. Con gái rắc rối là vậy.
Nên kiêng thức ăn gì?
– Trong những ngày hành kinh nên kiêng những chất kích thích như cà phê, rượu. Các gia vị quen thuộc như ớt, tiêu, cà ri, tỏi cũng chỉ ăn chút chút vì chúng làm tăng tuần hoàn máu sẽ khiến kinh ra nhiều hơn.
Để không phải hứng chịu những khó chịu và phiền phức do các bệnh phụ khoa gây ra, chị em phụ nữ nên tập thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Đồng thời, khám bệnh phụ khoa là điều cần làm ngay từ bây giờ để phát hiện và theo dõi bệnh chính xác nhất.

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Vi-thuoc-cay-thuoc

2 loại thảo dược chữa mất ngủ nhanh chóng

Vi-thuoc-cay-thuoc

Bài thuốc trị ho từ long nhãn

Bệnh viêm phụ khoa - Nỗi lo của triệu phụ nữ Việt
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm Phụ Khoa – Dấu Hiệu, Biến Chứng & Cách Xử Lý Toàn Diện

Sức khỏe

Đánh bay nỗi lo bị dị ứng phấn hoa