Nguyên tắc vàng về phòng ngừa vệ sinh thực phẩm ai cũng cần biết

(Sức khỏe) – Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thức ăn đang có xu hướng tăng cao. Trung bình mỗi năm các bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm.

thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
cách phòng ngộ độc thực phẩm
Rửa sạch rau củ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều tối thiểu.

Bát đũa phải sạch sẽ

Một thói quen mà tất cả mọi người đều phải ghi nhớ đó là đảm bảo chất lượng an toàn mỗi bữa ăn. Điều đó đồng nghĩa với việc phòng bếp luôn sạch sẽ, bát đũa gọn gàng, ngăn nắp và phải luôn khô ráo.
Đặc biệt không nên quá lạm dụng đồ ăn. Khi dùng bát nên tráng lại bằng nước sôi, khăn lau bát phải được giặt kỹ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.

Rửa sạch rồi mới thái nhỏ

Để tránh và hạn chế các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản, tốt nhất rau sống trước khi ăn cần phải ngâm vào nước gạo trong 30 phút, sau đó rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần. Việc ngâm nước muối không có tác dụng làm sạch rau mà chỉ làm cho rau bị đen và nát.
Trước khi nấu, rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái nhỏ. Nhiều người thường thái nhỏ rau, hay vò nát rau khi rửa như rau ngót, rau cải… Việc này không những rau không sạch mà còn làm mất các dưỡng chất.

Vệ sinh đôi tay sạch sẽ

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cũng là cách dễ làm nhất. Đơn giản là hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu song. Cũng cần rửa tay sạch sau khi chế biến thịt hoặc trứng sống.

Thực hiện “Ăn chín uống sôi”

Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn sau đó mới chế biến, nấu chín.
Các loại rau cũng phải rửa kỹ nhiều lần nước. Tốt nhất là ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, đặc biệt là dùng ăn sống.
Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu vào dịp Tết. Tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh… luôn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán. Vì vậy, tốt nhất nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe.

Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp

Các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn.

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin-trong-ngay

4 cách diện áo len đơn giả mà đẹp

Tin-trong-ngay

Sự kì diệu của cà rốt

Tin-trong-ngay

Giản cân ngon miệng với sinh tố

Tin-trong-ngay

Làm đẹp đón xuân cùng bạn