Lí giải tại sao mề đay thường bị tái phát

Cứ sau một khoảng thời gian nhất định hoặc bất tại một thời điểm bất kì căn bệnh tiền sử mề đay lại ghé thăm bạn. Chắc hẳn nhiều người thắc mắc tại  sao chữa bệnh lâu rồi, triệu chứng nổi mề đay cũng không còn thấy mà thời gian sau bệnh lại tái phát. Không kể trường hợp bị mề đay mãn tính mà những trường hợp cấp tính, đã trị khỏi những bệnh mề đay vẫn có khả năng quấy rối lần nữa. Cùng tìm hiểu lí do nào dẫn đến hiện tượng này nhé.

Lí giải tại sao mề đay thường bị tái phát



Đây là căn bệnh dị ứng do nhiều nguyên nhân tác động vào, nên chỉ cần bạn tiếp xúc lại với các nguyên nhân gây dị ứng là bệnh mề đay lại phát triển trở lại. Nguyên nhân gây bệnh mày đay gồm nhiều yếu tố như áp lực, ánh sáng mặt trời, viêm mao mạch, mày đay nhiễm sắc trong bệnh tăng Mastocyt, đôi khi không rõ nguyên nhân như trong mày đay tự phát hoặc phù mạch thần kinh di truyền. Các dạng mày đay thường gặp như thời tiết nóng – lạnh; do tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Với dạng mày đay này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các sẩn phù nề đỏ hoặc tái, ngứa ở những vùng da để hở, tiếp xúc với nguyên nhân.

Mày đay do tiết cholin thường xuất hiện sau khi luyện tập, lao động ra mồ hôi. Triệu chứng thường thấy là các sẩn phù nề có thể kèm theo chảy nước mắt, tiết nước bọt, đi ngoài phân lỏng, nếu nặng có thể bị sốc phản vệ… Do có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh nên bệnh mày đay rất dễ tái phát, trong đó có nguyên nhân thời tiết, thức ăn, môi trường và cả việc dùng thuốc.

Các thuốc gây nên bệnh mày đay có thể kể đến như: penicillin, salicylat, vaccin, huyết thanh… Các loại thức ăn dễ gây nổi ban mày đay bao gồm các loại giàu protein như tôm, cua, nhộng tằm. Các hóa chất như chất nhuộm màu thực phẩm hoặc chất nhuộm màu công nghiệp cũng có thể gây phát ban mày đay. Môi trường nhiều khói bụi, nấm mốc, phấn hoa… đều là những căn nguyên cho bệnh mày đay dễ tái phát.

Tình trạng nổi mề đay, nếu xảy ra quá thường, nếu càng lúc càng nặng, sớm muộn cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh chứng nghiêm trọng khác; những căn bệnh có thể dự phòng nếu dấu hiệu dị ứng trước đó được điều trị đến nơi đến chốn, thay vì chỉ gãi ngứa ngoài da.
Đừng quên thuốc chống dị ứng tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, nghĩa là mở ngỏ cho nhiều căn bệnh khác, đặc biệt là bệnh bội nhiễm, nếu dùng thuốc lâu dài. Do đó, bệnh nào cũng thế, nếu dùng thuốc nhiều ngày nhưng vẫn như không thì phải nhanh chóng khám tìm rõ căn nguyên và đổi thuốc.

Cách trị nổi mề đay nhanh nhất và hiệu quả nhất đó chính là tìm ra được tác nhân gây bệnh rồi từ đó tập trung loại bỏ hoàn toàn nhân tố đó. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn. Bạn khó có thể xác định đúng trong khi có cả ngàn yếu tố có thể gây bệnh. Tuy vậy, bạn có thể tìm đến những bài thuốc đông y đặc trị mề đay. Sở dĩ chúng tôi khuyên bạn chọn cách chữa mề đay bằng Đông y vì thuốc này cũng tập trung vào điều trị căn nguyên bệnh và cũng rất an toàn cho người sử dụng.

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sức khỏe

Tiềm ẩn nguy cơ dị ứng da vì sử dụng Ipad

Sức khỏe

Giới thiệu 3 cây thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Chân dung BS Nguyễn Thị Nhài
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhài Chữa Phụ Khoa Giỏi, Uy Tín – Chị Em Nên Biết!

Bệnh viêm phụ khoa - Nỗi lo của triệu phụ nữ Việt
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm Phụ Khoa – Dấu Hiệu, Biến Chứng & Cách Xử Lý Toàn Diện

Viêm phụ khoa rất dễ tái nhiễm, vì thế, chị em không nên chủ quan dù đặt thuốc đã thấy bệnh khỏi
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Cách Chữa Nấm Phụ Khoa Hiệu Quả Cho Mọi Đối Tượng Bệnh

Lương y Đoan Trinh - Phụ trách khám, chữa bệnh phụ khoa tại Đỗ Minh Đường
Bệnh Phụ khoa

Nữ lương y Đoan Trinh chữa bệnh phụ khoa tại Hồ Chí Minh có “mát tay” không?

Sức khỏe

3 Mẹo trị viêm xoang không cần dùng thuốc

Sức khỏe

Mách chị em cách bổ sung vitamin