Hướng dẫn cách chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách

Nhiều người đã may mắn thoát khỏi nỗi khổ sở khi bị trieu chung benh viem xoang “làm phiền” chỉ nhờ cây giao. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách giúp bạn có thể khắc phục nhanh căn bệnh khó chịu này ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc.

huong-dan-cach-chua-viem-xoang-bang-cay-giao-dung-cach

Cây giao còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người  ta hay gọi “cây quỳnh cành giao”). Cây giao có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương, là một trong những cay thuoc nam tri viem xoang hiệu quả,…

Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhưng, nhựa cây rất độc có thể gây mù mắt (nếu dính vào mắt); gây phồng, rộp đỏ da, niêm mạc. Ở Ấn Độ, cây giao được dùng để chữa mụn cóc; ở Indonesia dùng để chữa ngoài da và làm thuốc xổ; ở Thái Lan cây giao cũng được người dân dùng chữa bệnh.

Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng cây giao

Chữa xoang bằng cây giao muốn an toàn và mang lại hiệu quả cao cần thực hiện theo đúng như các bước sau đây:

1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc).

 huong-dan-cach-chua-viem-xoang-bang-cay-giao-dung-cach1

2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

huong-dan-cach-chua-viem-xoang-bang-cay-giao-dung-cach2

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

*Lưu ý:

  • Để an toàn, meo chua viem xoang này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
  • Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm bỏng.
  • Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
  • Không nên ngồi chính diện với vòi ấm, nên để vòi ấm quay hơi nghiêng sang 1 bên để tránh hơi nóng xông thẳng. Còn nếu thấy vẫn không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì mở bếp cho nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
  • Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

Chúc các bạn mau khỏi bệnh!

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.