4 sai lầm thường gặp khi chữa viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng vốn đã khó điều trị dứt điểm nhưng vì những sai lầm nhiều người mắc phải mà căn bệnh này càng trở nên khó trị hơn. Nếu bị bệnh viêm đại tràng cấp tính do chữa sai dẫn đến mạn tính hoặc bệnh đã ở thể mạn vì chưa hiểu đúng trong cách chữa mà có dấu hiệu ung thư hóa,… Dưới đây là 4 sai lầm nhiều người mắc phải nhất khi điều trị bệnh viêm đại tràng, cùng xem và rút kinh nghiệm nhé.

4-sai-lam-thuong-gap-khi-chua-viem-ai
Một số sai lầm thường gặp trong điều trị viêm đại tràng

– Điều trị nhầm hướng: Nhiều người thấy những biểu hiện của bệnh viêm đại tràng ra ngoài cơ thể, đặc trưng là rối loạn tiêu hóa, thường tự ở nhà chữa bằng cách uống kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy. Khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi uống thuốc. Vấn đề bạn không tìm thuốc chữa bệnh viêm đại tràng tận gốc và chỉ dùng biện pháp khắc phục một vài biện pháp cải thiện một số triệu chứng của bệnh.

– Sai lầm khi sử dụng kháng sinh tự điều trị: dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột – vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.

– Không chịu trị dứt điểm: Tình trạng này gặp ở rất nhiều bệnh nhân Cứ thấy các triệu chứng viêm đại tràng thuyên giảm là tưởng khỏi hẳn và tự ý dừng thuốc, nếu như thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc này trở nên rất dễ kích ứng và tái phát trở lại. Đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mãn tính.

– Không chịu đi tái khám: Đối với nhiều người sau một thời gian khỏi bệnh lại phải tới bệnh viện điều trị tiếp bệnh này và có xu hướng nặng hơn. Đây chính là hậu quả của việc chủ quan không chịu đi tái khám để biết xem dứt điểm bệnh hay chưa. Vì vậy nên các chuyên gia khuyên bạn nên tái khám sau một năm khỏi bệnh để phòng bệnh.

Không chỉ bệnh viêm đại tràng mà những bệnh về tiêu hóa khác như bệnh đau bao tử, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,…..cũng thường gặp những sai lầm ở trên khiến bệnh khó trị dứt. Nên nhớ có bệnh thì cần tập trung chữa dứt điểm, sau thời gian chữa bệnh cũng cần phải theo dõi, kiêng cữ tốt để bệnh không táu phát lại.

Theo dõi tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.